Bỏng da, viêm da vì đắp tỏi chữa bệnh

Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin và các vitamin A, B, C, D… có công dụng diệt khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm cholesterol…và nhiều người còn mách bảo nhau đắp tỏi để chữa và phòng bệnh một số bệnh như: đầy bụng, đắp vào gan bàn chân để chữa ho. Tuy nhiên, đã có trường hợp áp dụng đã phải nhập viện. Vậy dùng tỏi như thế nào cho đúng là vô cùng quan trọng.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Tỏi có rất nhiều công dụng, trong đó một số công dụng chính của tỏi đối với sức khoẻ con người có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...

Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.

Giảm huyết áp, chống béo phì

Theo Ths. BS. Hoàng Khánh Toàn – Bệnh viện 108, tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.

Để đạt được điều này có thể sử dụng tỏi dưới các hình thức như: Tỏi tươi, tỏi ngâm dấm hoặc ngâm đường, ngâm dấm, siro tỏi, trà tỏi…trong đó, tỏi tươi là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm.

Điều đáng lưu ý trà tỏi có công dụng hạ mỡ máu, giảm huyết áp, chống béo phì, tiêu thực tích cách chế biến như sau: tỏi 15g, sơn tra 30g, thảo quyết minh 10g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Không lạm dụng

Ths. BS. Hoàng Khánh Toàn – Bệnh viện 108 cũng lưu ý mỗi ngày người bình thường nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Nếu ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi.

Còn bác sĩ Nguyễn Hữu Trường-Bệnh viện Bạch Mai cho biết; không nên lạm dụng tỏi chữa bệnh, nếu ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Con đối với việc nhiều thông tin cho rằng đắp tỏi tươi, hoặc nướng tỏi đắp có tác dụng chữa bệnh điều này rất nguy hiểm vì đắp trực tiếp lên da, đắp thời gian lâu, số lượng nhiều,…có thể gây rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ nhất là làn da trẻ em, mỏng manh và dễ tổn thương hơn người lớn do vậy các bậc phụ huynh cẩn thận không tự ý đắp tỏi lên da để trị bệnh cho trẻ để tránh gây thêm tổn thương phỏng da lâu lành.

Cần đập dập, nghiền nát tỏi

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, trong thành phần của tỏi có rất nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Những hoạt chất này được cho là có vai trò quyết định tạo ra mùi thơm và các tác dụng dược lý của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin.

Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai. Do đó, khi sử dụng tỏi với mục đích y học, không nên để nguyên củ mà cần nhai hoặc nghiền nát và nên ăn sống thì sẽ có nhiều công dụng chữa bệnh.

NGUYỀN HÀ ( ghi)

Kê nội kim trị bệnh đường tiêu hoá

Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột...

Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng.

Một số đơn thuốc có sử dụng kê nội kim

Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, bụng trướng đầy khó chịu: Kê nội kim sao, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn.

Trẻ em tiêu hóa không tốt: Gạo tẻ 100g nấu cháo, kê nội kim 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường), ăn ngày 1 - 2 lần.

Kê nội kim.

Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó: Kê nội kim, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại táo nhục 250g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm đại táo nhục giã nát, trộn đều, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói.

Trẻ em bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng: Kê nội kim 1 cái, hoài sơn 30g, hai thứ sao vàng, tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1 - 2 lần, ăn liền trong một tuần.

Trị cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: Kê nội kim sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4 - 6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Trẻ chán ăn, bụng chướng ấm ách, ngủ không yên: Kê nội kim 30g rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột, trộn thêm ít đường để uống ngày 3 lần. Trẻ dưới 3 tuổi mỗi lần uống 0,5g, trẻ 3 - 5 tuổi mỗi lần uống 1g, từ 6 tuổi trở lên uống 1,5g.

Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, ra mồ hôi trộm: Kê nội kim 6g, lươn 1 con. Lươn làm sạch, cắt khúc, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, thêm gia vị, chưng chín, cho trẻ ăn nóng ngày 1 lần.

Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.

Lương y Nguyễn Văn Quyết

Nghệ đen

họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ đen có tinh dầu, chất nhựa và chất nhầy. Nghệ đen vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau. Trị các chứng kinh bế, bụng đau, trưng hà tích tụ, tiêu thực hóa tích, chấn thương bầm giập. Liều dùng: 6 - 12g.

Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Phá ứ, thông kinh: Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh trướng đau, bụng thành cục.

Bài 1: bột nga truật: nga truật 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Trị các chứng tắc kinh, đau bụng khí hư.

Bài 2: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống. Uống trước kỳ kinh 5-7 ngày. Trị chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, đau bụng trước kỳ kinh.

Hành khí giảm đau: Dùng khi ngực bụng đau do khí huyết ứ trệ, mạng sườn trướng đau.

Bài 1: bột nga truật 5g, bột điền thất 5g, ô dược 8g, đào nhân 8g; thổ miết, xích thược, cốt toái bổ, tục đoạn, hồng hoa, trạch lan, tam lăng, uy linh tiên mỗi loại 4g; sinh địa 12g, quy vĩ 16g. Bột nga truật và bột điền thất để riêng; sắc dược liệu mỗi ngày 1 thang, uống với bột nga truật hoặc điền thất, với rượu loãng, uống thay phiên nhau. Trị chấn thương gãy xương.

Bài 2: nga truật, nhũ hương, một dược, tam lăng mỗi loại 5g; kim linh tử 15g. Sắc uống. Trị đau vùng hạ sườn.Nghệ đen có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí giảm đau, rất tốt cho chị em phụ nữ.

Nghệ đen có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí giảm đau, rất tốt cho chị em phụ nữ.

Tiêu thực hoá tích. Trị ăn uống tích trệ, ngực bụng tức trướng, nôn nước chua.

Bài 1: Hoàn nga truật: nga truật, hồ tiêu, hạt củ cải, tam lăng mỗi loại 6g; trần bì 12g; hương phụ, thanh bì, chỉ xác mỗi loại 8g; hồ hoàng liên, sa nhân, lô hội mỗi loại 4g. Tất cả nghiền bột mịn, làm hoàn hồ. Mỗi lần uống 4 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với rượu đun ấm. Trị trẻ em uống sữa không tiêu, bụng đầy trướng. Lưu ý khi uống thuốc không ăn thức ăn lạnh sống.

Bài 2: nga truật nghiền thành bột, trộn với mật ong để chữa đau dạ dày.

Món ăn thuốc có nga truật:

Rượu xào nga truật: nga truật 15g, dùng rượu nấu gạn lấy nước uống. Dùng tốt cho người hen suyễn khó thở gấp.

Tim lợn hầm nga truật: nga truật 25g, tim lợn nửa quả. Cả hai làm sạch thái lát, hầm chín, thêm gia vị, ăn. Liên tục 1 đợt 5 - 7 ngày. Món này rất tốt cho người bụng trướng đầy, ăn không tiêu.

Nga truật tán: nga truật tán mịn, mỗi lần uống 4g với chút rượu và ăn mấy nhánh hành. Thích hợp cho người trướng bụng đầy hơi đau quặn.

Nước sữa nga truật: nga truật tán mịn 4g, sữa tươi 50ml, thêm chút muối đun sôi uống. Dùng tốt cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi bú sữa mẹ hoặc uống sữa lạnh.

Kiêng kỵ: Người thể hư không tích trệ và phụ nữ có thai không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Trị bệnh xương khớp với cây xấu hổ

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ.

Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Cây còn có tên khác là cây mắc cỡ, cỏ thẹn, cỏ trinh nữ. Là một cây nhỏ, mọc hoang thành bụi lớn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Cây xấu hổ chữa chứng mất ngủ.

Dược liệu thường được dùng chữa bệnh xương khớp như sau:

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như sau: Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc: Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc: Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.

Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp: Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 - 20g khô, sắc uống trong ngày. Hoặc dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 - 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Thuốc tắm chữa viêm khớp: Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 - 40g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Cây xấu hổ còn được dùng trị một số bệnh:

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: Cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 lần. Dùng 7 - 10 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100g, sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa đầy bụng chậm tiêu: Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 - 5 ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Quả mơ

Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là loại nước uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Không những thế, mơ còn có nhiều tác dụng trị bệnh quý giá.

Quả mơ cho ta nhiều vị thuốc: khổ hạnh nhân là nhân hạt khô của quả mơ; nước cất hạt mơ, ô mai là quả chín được chế biến thành mơ trắng (bạch mai) hoặc mơ đen (ô mai); có thể kết hợp mơ với gừng tươi, cam thảo và muối làm ô mai cam thảo; dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ

Trong thịt quả có chứa acid xitric, acid tactric; đường; dextrin, tinh bột, caroten, lyponen, tanin,... Trong nhân hạt có chất dầu, chất amygdalin. Quả mơ vị chua chát, tính ôn; vào kinh can, tỳ và phế. Có tác dụng làm săn ruột, sạch phổi, sinh tân dịch, tiêu mụn nhọt, trừ giun. Dùng chữa ho tức, hư nhiệt, phiền khát, giảm đau, chữa tiêu chảy lâu ngày. Trị lỵ ra máu, băng huyết, trừ giun, gây nôn. Liều dùng: 6g - 12g. Sau đây là một số bài thuốc có ô mai.

Ô mai là quả mơ chín qua chế biến, là vị thuốc Đông y được dùng phổ biến.

Liễm phế chỉ khái (làm sạch phổi, trừ ho):

Bài 1: ô mai liều lượng tuỳ ý, sắc, cô đặc thành cao. Trước khi đi ngủ, thêm mật ong để uống. Chữa chứng ho lâu ngày.

Bài 2: ô mai 12g, bán hạ 12g, hạnh nhân 12g, a giao12g, sinh khương 12g, tô diệp 8g, cù túc xác 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị phế hư, ho lâu ngày không khỏi.

Sinh tân chỉ khát, trị chứng phiền nhiệt, miệng khô do hư: ô mai 12g, thiên hoa phấn 12g, cát căn 12g, hoàng kỳ 12g, mạch đông 12g, cam thảo 4g. Các vị nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.

Săn ruột, trị lỵ lâu ngày, đại tiện lỏng: ô mai 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, thương truật 12g, phục linh 12g, đảng sâm 12g, anh túc xác 6g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Các vị nghiền chung thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống.

Trừ giun giảm đau, trị giun đũa:

Bài 1: ô mai 12g, phụ tử chế 12g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g, can khương 6g, xuyên tiêu 6g, quế chi 8g, tế tân 4g, đương quy 12g, đảng sâm 12g. Các vị tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g; hoặc sắc uống. Trị các chứng nôn ra giun đũa, giun đũa chui ống mật, chân tay lạnh toát, bụng đau dữ dội.

Bài 2: ô mai 12g, đại hoàng 12g, mang tiêu 12g, binh lang 12g, chỉ thực 12g, vỏ rễ xoan 12g, xuyên tiêu 4g, mộc hương 6g, can khương 6g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị đau bụng do giun đũa.

Bài 3: ô mai 12g, binh lang 12g, vỏ rễ xoan 12g, sử quân tử 12g. Sắc uống. Trị giun đũa chui ống mật.

Dầu hạt mơ làm thuốc nhuận tràng với liều 5 - 15 ml, dạng sữa và làm thuốc chữa nẻ, trơn và bóng tóc

Rượu ngâm quả mơ làm thuốc bổ, giúp ăn ngon cơm, giải khát, giải nhiệt.

Kiêng kỵ: Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ mới phát; biểu tà chưa giải hoặc lý thực đều cấm dùng. Không nên ăn nhiều dễ bị tổn thương răng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Sắn dây trị cảm sốt, mụn nhọtSắn dây trị cảm sốt, mụn nhọtNhững tác dụng không ngờ của bạch cúcNhững tác dụng không ngờ của bạch cúcMón ăn - bài thuốc phòng trị say nắngMón ăn - bài thuốc phòng trị say nắng

Sử dụng hành tây làm thuốc như thế nào?

Hành tây có thuộc tính chống oxy hóa, kháng sinh, kháng viêm và kháng histamin. Trên thực tế, hành tây có thể loại bỏ độc tố. Nó có thể giảm cholesterol. Đây là một trong những lý do hành tây trở thành một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các món sa lát. Người Ấn Độ sử dụng hành để chế biến hầu hết các món ăn gia vị.

Dưới đây là những cách sử dụng hành tây làm thuốc:

Chữa mụn cơm

Cắt một củ hành theo vòng tròn và đặt lên mụn cơm. Buộc một miếng vải lên trên để không bị rơi. Để miếng hành này qua đêm và tháo bỏ vào buổi sáng. Lặp lại điều này trong vài ngày. Mụn cơm sẽ sớm bị loại bỏ.

Chữa ho

Cắt củ hành thành nhiều miếng và ép lấy nước. Thêm vài giọt mật ong và uống 2 lần/ngày để chữa ho.

Bỏng

Trong trường hợp bị bỏng nhẹ khi nấu ăn, đặt một miếng hành lên khu vực bị bỏng của da trong vài phút sẽ có tác dụng.

Hành tây

Cảm lạnh

Nếu bạn đang bị cảm lạnh, đặt một củ hành gần nơi bạn nằm ngủ. Nó sẽ hấp thu các vi sinh vật và chất kích thích.

Sốt

Trước khi ngủ, cắt nhỏ một củ hành, một củ khoai tây và 2 nhánh tỏi. Cho tất cả vào một đôi tất và đeo khi ngủ.

Các vấn đề về xoang mũi

Ăn hành tươi sẽ sớm làm sạch mũi. Ngoài ra, bạn có thể làm trà gừng bằng cách bỏ hành cùng với gừng vào nước đun sôi

BS. Mai Anh

Thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa

Những thảo dược này bắt đầu xuất hiện theo nhu cầu về ẩm thực của con người. Con người đã tìm tòi những loại cây, cỏ, củ, quả quanh nơi họ sinh sống dùng chế biến thêm vào các món ăn chính để tạo ra màu sắc, hương vị thơm ngon hơn và cũng để giữ cho hệ tiêu hóa trong cơ thể được cân bằng.

Xuất phát từ những vấn đề của hệ tiêu hóa

Khoang miệng, thực quản, dạ dày, tiểu tràng (ruột non), đại tràng (ruột già), trực tràng, hậu môn cùng nối với nhau tạo thành ống tiêu hóa của cơ thể. Bên trong các cấu trúc này được lót bằng một loại mô ẩm, trơn trượt (lớp niêm mạc), lớp lót này có các tuyến tạo ra axit dạ dày và các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Gan và tuyến tụy là 2 cơ quan phụ trợ tiêu hóa, sản xuất dịch tiêu hóa chứa các enzym (dịch tụy, dịch mật) bổ sung vào ruột non qua các ống dẫn. Nhiệm vụ của đường tiêu hóa là phá vỡ và chuyển hóa thức ăn thành những phân tử chất dinh dưỡng nhỏ, tinh hoa dinh dưỡng hấp thu qua lớp niêm mạc của đường tiêu hóa (chủ yếu ở ruột non) vào máu để nuôi cơ thể.

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc vận hành của hệ tiêu hóa này lại dễ gây rắc rối cho con người nếu một khi ăn không đúng cách như ăn đồ sống, lạnh, đồ ăn ôi thiu, thực phẩm mất vệ sinh hay chứa độc, sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ngay cả khi ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc quá ít... cũng mang lại “vấn đề” cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày còn bị tổn thương do các tác nhân khác như thuốc Tây (một số thuốc giảm đau chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch) hay do tinh thần căng thẳng.

Hình thành nhóm thảo dược hỗ trợ

Để chủ động giải quyết những vấn đề về đường tiêu hóa, người ta đã tìm kiếm các loại thảo dược tự nhiên. Theo thời gian, “kho” thảo dược đã được tích lũy để hỗ trợ và cải thiện sự tiêu hóa của con người.

- Các loại thảo dược có tác dụng nhuận tràng được coi là phần quan trọng để thanh lọc đường tiêu hóa, giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật, việc sử dụng các thảo dược tẩy tràng vẫn phổ biến trong y học cho đến đầu thế kỷ thứ XIX.

- Một số loại thảo dược có vị cay, đắng cũng đã được sử dụng hàng nghìn năm trước để hỗ trợ tiêu hóa. Các chất đắng, cay đó kích thích sự tiết dịch tiêu hóa của tuyến tụy và gan, kích thích sự thèm ăn, giảm co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.

Ngày nay, mặc dù các loại thuốc tân dược dùng điều trị tiêu hóa có sẵn trên thị trường, nhưng nhiều người vẫn quen dùng và ưa chuộng các loại thảo dược, vì nó đơn giản, dễ dùng, hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Những loại thảo dược lâu đời tốt cho hệ tiêu hóaCúc La Mã (Matricaria recutita): Đây là loại thảo dược phổ biến qua nhiều thế kỷ. Cúc La Mã giúp giải quyết nhiều vấn đề về tiêu hóa bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, viêm đại tràng.Thì là Tây (Foeniculum vulgare): Thì là Tây hay còn gọi là tiểu hồi hương đã được sử dụng để điều trị bệnh tiêu hóa trong hàng nghìn năm. Loại thảo dược này được dùng trong cả ẩm thực lẫn chữa bệnh. Các bộ phận như lá, hạt, củ đều được sử dụng để làm ấm bụng, chống rối loạn tiêu hóa khi ăn đồ tanh, đồ sống lạnh.Tỏi (Allium sativum): Tỏi được sử dụng từ rất lâu đời, người ta dùng làm gia vị trước khi được sử dụng nó làm thuốc chữa bệnh. Những nghiên cứu sau này chứng minh việc sử dụng tỏi chính là một biện pháp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của xoắn khuẩn HP (Helicobacter Pylori).Gừng (Zingfiber officinale): Gừng là một ví dụ điển hình cho các loại thảo dược được dùng lâu đời trong ẩm thực và làm thuốc chống rối loạn tiêu hóa. Nhà bác học John Gerard (Anh) đã tổng kết những thông tin về gừng trong “Herbal or Generall Historie of Plantes” (1597). Ông viết: “Gừng thích hợp với các loại nước sốt hoặc tẩm ướp một số thực phẩm, nó giúp làm ấm bụng, chống nôn, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng và tốt cho dạ dày”.Cây kế sữa (Silybum marianum): Cây kế sữa là loại thảo mộc phổ biến ở châu u thời trung cổ. Nó có tác dụng bảo vệ gan đáng kể, mà gan là một phần của hệ tiêu hóa.Cây du (Ulmus rubra): Là một loại thảo dược người Mỹ bản địa và sau đó là người châu u sang Mỹ định cư sử dụng để làm dịu đường tiêu hóa, chống kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Ngày nay, loại thảo dược này được chấp thuận là một loại thuốc không cần kê toa ở Hoa Kỳ.Nghệ (Curcuma longa): Nghệ là loại thảo dược được dùng phổ biến trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ và ngày nay nghệ là giải pháp đáng tin cậy chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh về dạ dày.

Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang

((Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam))